Nội dung Tư bản thế kỷ 21

Hai quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản

Thomas Piketty phát biểu hai quy luật cơ bản. Quy luật đầu tiên nói rằng phần thu nhập từ vốn trong thu nhập quốc gia ( α t {\displaystyle \alpha _{t}} ) sẽ bằng với tỉ lệ lãi trung bình trên vốn ( r t {\displaystyle r_{t}} ) nhân với tỉ số giữa dự trữ vốn và thu nhập quốc gia ( β t {\displaystyle \beta _{t}} ): α t = r t β t {\displaystyle \alpha _{t}=r_{t}\beta _{t}} [4].

Quy luật thứ hai nêu lên rằng, về dài hạn, tỉ số giữa dự trữ vốn và thu nhập ( β {\displaystyle \beta } ) sẽ tiến tới tỉ số giữa tỉ lệ tiết kiệm ( s {\displaystyle s} ) và tỉ lệ tăng trưởng ( g {\displaystyle g} ): β = s g {\displaystyle \beta ={\frac {s}{g}}} [4].

Piketty ước lượng rẳng tỉ số giữa vốn và thu nhập β t {\displaystyle \beta _{t}} từng ở mức 6 hay 7, rồi rớt xuống mức 2 sau Chiến tranh thế giới thứ hai và ngày nay nó tìm lại mức gần với mức tại thế ki 19, tức là khoảng 5 hoặc 6[4].

Ngoài ra, Piketty nhận thấy rằng, trong giai đoạn thời gian dài, tỉ lệ lãi trung bình trên vốn ( r t {\displaystyle r_{t}} ) cao hơn tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế ( g t {\displaystyle g_{t}} ). Điều này dẫn đến việc những người giữ vốn làm giàu nhanh hơn phần còn lại của toàn bộ dân số[4].

Tóm lược công trình

Sau khi thu nhập và xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng, Piketty đã đạt được các kết luận sau:

  • Một cách xu hướng, tăng trưởng là một biến cố cá biệt của lịch sử kinh tế, dựa rất nhiều vào sự gia tăng dân số. Từ năm 0 đến năm 1750 tại các nước phát triển, tỉ lệ tăng trưởng có lẽ đạt khoảng 0,1 % một năm. Kể từ Cách mạng công nghiệp, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm tại các nước phát triển chỉ là 0,8 % một năm. Tỉ lệ tăng trưởng ( g {\displaystyle g} ) ở mức 5 đến 10 % một năm chỉ xảy ra tại châu Âu trong giai đoạn “Ba mươi năm huy hoàng” và tại các nước đang phát triển trong giai đoạn khoảng mười lăm hai mươi năm. Đối với các nước phát triển, đó là nhờ vào sự xây dựng lại diễn ra sau hai cuộc Chiến tranh thế giới và Khủng hoảng lớn; đối với các nước đang phát triển, đó là nhờ vào “sự rượt đuổi “ khẩn trương để bắt kịp các nước phát triển. Theo Piketty và nhiều nhà nghiên cứu khác, các giai đoạn tăng trưởng rất nhanh đã chấm dứt.
  • Xét trong lịch sử, tỉ lệ lãi trên vốn ( r {\displaystyle r} ) là ổn định và cao hơn tỉ lệ tăng trưởng. Theo các ước lượng và các tính toán về tỉ lệ lãi trên vốn trong lịch sử xa xôi hết cỡ có thể (Piketty xem lại các công trình đã thực hiện phép ước lượng này cho tới tận thời Đế chế Roma), tỉ lệ lãi trên vốn, dù đó là vốn nông nghiệp, công nghiệp hay ruộng đất, luôn nằm trong khoảng 4,5 đến 5 % một năm. Piketty không thấy có lý do nào khiến việc này sẽ không tiếp diễn giống như vậy trong thế kỉ 21.
  • Một cách cấu trúc, r > g {\displaystyle r>g} kéo theo một sự tập trung vốn càng ngày càng lớn. Nếu ta có một tỉ lệ tạo dựng của cải mới ở nhịp độ 0,1 % một năm (hay ngay cả 0,8 %) và một sự tỉ lệ tích luỹ xuất phát từ tài sản hiện thời với biên độ từ 4,5 đến 5 %, rõ ràng là - như được minh chứng qua lịch sử - của cải sẽ dần dần tập trung (với nhịp độ ngày càng nhanh hơn) vào tay một vài người… Điều đó đã không xảy ra trong Ba mươi năm huy hoàng, chẳng qua là vì đây là giai đoạn lịch sử duy nhất của nước Pháp mà sự tập trung vốn đã ở mức thấp đến thế, và điều này là do sự cộng hưởng của nhiều nhân tố: tăng trưởng mạnh; phồng giá cả lớn (làm giảm tỉ lệ tăng trưởng nét trên vốn); chính sách thuế trưng thu đánh trên các thu nhập cao nhất và trên các chuyển giao tài sản kếch xù (lần lượt ở mức tới 80 % và 90 % đối với các lát cao nhất). Hơn nữa, tất cả các hiện tượng trên đã tập trung vào một khối lượng vốn hoá thấp hơn bốn lần so với năm 1914.
  • Các điều trên dẫn đến sự quay trở lại của những người nhận thừa kế
    • Cánh cửa “dân chủ-tài năng xứng đáng-bình đẳng “ đã đóng lại. Kể từ những năm 1975, bất bình đẳng thu nhập đã bắt đầu đi lên trở lại: tỉ lệ thuế đánh trên các lát thu nhập cao nhất từ làm việc và từ vốn đã rớt xuống rất thấp trước sự tấn công dữ dội của phe tự do mới và của toàn cầu hoá; phồng giá cả bị các ngân hàng khống chế và dao động từ 1 đến 2 %, và tỉ lệ tăng trưởng tại các nước phát triển đã tìm lại mức gần với xu hướng lịch sử của nó (quanh mức 1 % một năm).
    • Nước được xem là bình đẳng nhất và dựa trên tài năng nhất (đúng là đã nó đã từng như vậy cho đến đầu thế kỉ 20 khi đem so sánh tương đối với châu Âu), thì ngày nay là nước bất bình đẳng nhất: 1 % người Mĩ ôm hết 20 % toàn bộ thu nhập hàng năm của Mĩ, 10 % tiếp theo nhận 50 %, còn 90 % người lao động Mĩ còn lại chia nhau chỉ vỏn vẹn 50 % tổng thu nhập của nước mình. Được sự tích luỹ tài sản tiếp tay, độ tập trung vốn trong giới “siêu giàu “ còn cao hơn cả độ tập trung thu nhập: 1 % sở hữu 35 % tài sản của Mĩ; 10 % chia nhau 70 %; còn 90 % dân số còn lại về phần mình chỉ có 30 % tổng tài sản quốc gia. Xu hướng này xảy ra khắp nơi, mặc dù châu Âu hơi “chậm chân “ hơn chút, do việc vốn gần như đã bị san phẳng tiếp sau các cuộc Chiến tranh thế giới.
    • Theo Piketty, xu hướng của thế kỷ 21 này sẽ là: g {\displaystyle g} giảm đi (ở quanh mức 1,5 % kể từ năm 2050, cùng với chấm dứt tăng trưởng dân số); phồng giá cả thấp; r {\displaystyle r} ở mức 4,5 %.
    • Các sự kiện trên cho thấy rằng, nếu hệ thống hiện nay được thả lỏng tự do, thì bất bình đẳng sẽ tiếp tục tăng lên và chúng ta sẽ nhanh chóng rơi vào tình hình như trước năm 1914 với một vài người nhận thừa kế giàu có vô cùng vô tận. Xã hội dân chủ của chúng ta sẽ phản ứng ra sao? Những điều huyền hoặc về sự phân bố của cải và khả năng tiến thân dựa trên tài năng là chính sẽ chịu đựng được bao lâu trước các sự thật khô khan đó?

Piketty cuối cùng đề xuất vài lối thoát. Giải pháp mặc định tốt nhất là thực thi một hệ thống thuế tăng dần một cách thực sự, chuyển dần thành thuế trưng thu đối với các lát thu nhập và chuyển giao tài sản lớn nhất, nhằm hạn chế hiệu ứng “tự nhiên “ của sự tập trung tài sản; song song với nó là một loại thuế đánh trên vốn nhằm tăng tốc hướng tới một phân phối tài sản mới. Giải pháp này cũng có điểm lợi là sẽ giúp giải toả khối thiếu hụt ngân sách công cộng khổng lồ mà không gây thiệt hại quá lớn liên quan đến con người. Theo phân phối Piketty, các Nhà nước đã không được hưởng lợi từ sự tích luỹ tài sản to lớn trong vòng 60 năm trở lại đây: chúng vẫn luôn sở hữu một phần ít ỏi và ổn định trong tổng thể vốn quốc gia, trong khi đó của cải tư nhân đã được nhân lên hơn hai lần.

Piketty không ảo tưởng về những khó khăn khi tiến hành giám sát vốn trên quy mô toàn cầu. Ông cũng ý thức được rằng các biện pháp nói trên hiện nay không thực sự hợp lòng dân, do một số các giá trị của xã hội chúng ta (dựa trên tài năng là chính, quan niệm về ứng xử hôn nhân gia đình, chuẩn mực thành đạt cá nhân...) đã được phát triển và củng cố trong giai đoạn bất thường của thế kỉ 20 khi mà g {\displaystyle g} tạm thời cao hơn r {\displaystyle r} , và dẫn đến sự thờ ơ sâu sắc đối với Nhà nước và hệ thống thuế.

Điểm mới lạ của công trình

  • Vốn (sự tích luỹ, phân phối vốn...) không được nghiên cứu nhiều trong chủ nghĩa tư bản. Piketty diễn đạt lại các suy tư kinh tế học (Smith, Ricardo, Marx...) như một nỗi sợ hãi rằng một nhóm thiểu số sẽ chiếm hết của cải.
  • Các nhà kinh tế học có xu hướng làm việc trên các giai đoạn cá biệt, với độ dài và các dữ liệu thống kê ngắn ngủi. Piketty kéo dài nghiên cứu xa nhất có thể theo thời gian và rộng nhất có thể theo không gian.
  • Piketty có vẻ nhận được tôn trọng cao và rất ít chỉ trích về phương pháp hoặc các kết luận chính của sách. Hai phê bình hay gặp nhất: một là, ông không đủ “chính trị “ (ông không hô hào giải tán hệ thống hiện tại); hai là, các giải pháp khuyên dùng ở phần cuối sách được cho là chưa thấu đáo (chỉ tập trung vào thuế) hoặc không thực tế (cách tiếp cận toàn cầu).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tư bản thế kỷ 21 http://22l5.com/von-the-ki-21/ http://www.bloombergview.com/articles/2014-04-20/t... http://www.economist.com/news/finance-and-economic... http://www.forbes.com/sites/georgeleef/2014/05/21/... http://blogs.ft.com/money-supply/2014/05/23/data-p... http://blogs.ft.com/money-supply/2014/05/23/pikett... http://www.ft.com/intl/cms/s/0/2d492786-cf90-11e3-... http://www.ft.com/intl/cms/s/2/0c6e9302-c3e2-11e3-... http://www.ft.com/intl/cms/s/2/e1f343ca-e281-11e3-... http://www.newyorker.com/arts/critics/books/2014/0...